26 thg 2, 2011

Chức năng nghiệm vụ


          Theo quyết định số88/CP ngày 14/5/1966 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Viện bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh; quyết định số 2212/QĐ – BYT ngày 18/6/2003 về việc đổi tên viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành Bệnh viện Phụ sản Trung ương và quyết định số 687/QĐ-BYT ngày 18/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệ và hoạt động của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện có chức năng và nhiệm vụ sau:
     A/. Chức năng: Khám, cấp cứu, điều trị, phòng bệnh về chuyên ngành phụ sản cho người bệnh tuyến cao nhất; nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ chuyên ngành Phụ sản; chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.
     B/.Nhiệm vụ:
1-    Khám, cấp cứu, điều trị chuyên khoa phụ sản cho người bệnh ở tuyến cao nhất
-   Tiếp nhận khám, cấp cứu, điều trị cho mọi trường hợp người bệnh (kể cả người nước ngoài) của chuyên khoa phụ sản, sơ sinh; điều hoà sinh sản vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới.
-   Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y khi có yêu cầu và tổ chức tư vấn, truyền thông giáo dục sức khoẻ sinh sản.
2-    Nghiên cứu khoa học.   
-   Nghiên cứu cơ bản về sức khoẻ sinh sảnvà mô hình bệnh tật của phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh; chủ động đề xuất phương hướng, chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các giải pháp thực hiện cho Bộ Y tế về chuyên ngành phụ sản.
-   Nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ.
-   Nghiên cứu nội dung giáo dục sức khoẻ cho phụ nữ (nhất là trong lĩnh vực sinh sản) và phối hợp với các chuyên ngành khác trong việc triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học có liên quan.                                                                                                                                     
3-     Đào tạo cán bộ chuyên ngành phụ sản.
-    Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo nhân lực y tế chuyên ngành phụ-sản, sơ sinh, điều hoà sinh sản ở bậc trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học.
-   Tham gia giảng dạy, đào tạo trung học y tế, đại học và sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
-   Tổ chức các lớp đào tạo lại và cập nhật kiến thức sản phụ khoa cho cán bộ bệnh viện và cán bộ tuyến dưới.
-   Phối hợp với các cơ sở đào tạo biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu theo chương trình đào tạo của bệnh viện.
4-    Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật.
-   Tham mưu cho Bộ Y tế trong việc chỉ đạo mạng lưới chuyên môn; kỹ thuật về chuyên ngành phụ sản trong phạm vi toàn quốc và trong xây dựng phác đồ điều trị các bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ sơ sinh sớm.
-   Đề xuất và tham mưu cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong cả nước.
-   Tham mưu chỉ đạo việc thực hiện các chương trình y tế Quốc gia; theo dõi, giám sát các hoạt động của mạng lưới sức khoẻ sinh sản và giúp đỡ tuyến dưới nâng cao chất lượng trong cấp cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh chuyên khoa thường gặp ở địa phương.
5-    .Phòng bệnh.
-   Tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân cách phòng tránh các bệnh phụ khoa thông thường, viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục, các bệnh lý thường gặp trong khi mang thai và sau khi sinh, phòng lây chéo trong bệnh viện.
-   Tham gia chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh (đặc biệt là các bệnh lý liên quan tới phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và trẻ sơ sinh sớm); xây dựng nội dung, hình thức và tổ chức giáo dục tuyền truyền về bảo vệ sức khoẻ sinh sản qua các phương tiện thông tin đại chúng cùng các kênh thông tin khác.
6-    Quản lý bệnh viện.
-   Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật các nguồn lực về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của Bệnh viện.
7-    Hợp tác Quốc tế.
-   Tích cực, chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tư và thiết lập mối quan hệ hợp tác về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các nước, các tổ chức quốc tế để xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển.
-   Tổ chức và quản lý các hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi Bệnh viện quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiêm, học tập tại Bệnh viện.     

Chỉ đạo tuyến


          Với chức năng chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn và kỹ thuật cho ngành phụ sản toàn quốc (trong đó trực tiếp theo dõi 32 tỉnh, thành phố phía Bắc) ngay từ những năm đầu mới thành lập, công tác chỉ đạo chuyên khoa đã giữ một vị trí rất quan trọng ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
          Trong hoàn cảnh chiến tranh, nhân lực thiếu nhưng Bệnh viện vẫn thường xuyên cử cán bộ xuống tăng cường cơ sở giúp xây dựng mạng lưới chuyên khoa (như vậy 100% bệnh viện tuyến tỉnh và huyện thành lập được khoa sản, nhiều xã đã xây dựng được Trạm y tế - nhà hộ sinh). Ngoài xây dựng mạng lưới chuyên khoa cơ sở, thời kỳ 1966-1975 công tác chỉ đạo tuyến tập trung thực hiện có kết quả một số lĩnh vực như; giúp đào tạo cơ bản về bệnh phụ khoa, xây dựng phác đồ điều trị cho từng loại bệnh, tổ chức các hội nghị khoa học và xây dựng cơ sở điển hình kể từ đó triển khai trên diện rộng nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ sơ sinh và phục vụ có hiệu quả công tác kế hoạch hoá gia đình.
          Từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (1975), chức năng chỉ đạo tuyến của ngành được mở rộng tới các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mặc dù phạm vi hoạt động rộng, địa bàn nhiều tỉnh xa xôi nhưng các đoàn cán bộ của Bệnh viện vẫn kiên trì bám trụ, giúp ngành y tế địa phương củng cố và xây dựng các khoa sản ở Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và đưa hệ thống các trạm bảo vệ bà mẹ trẻ em và sinh đẻ có kế hoạch đi dần vào hoạt động ổn định.
          Trước năm 1993, khi chưa tách Hội Kế hoạch hoá gia đình, Phòng chỉ đạo chuyên khoa của Bệnh viện còn kiêm nhiệm luôn cả mảng kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) và công tác truyền thông về KHHGĐ. Các đội KHHGĐ của Bệnh viện đã tham gia có hiệu quả tuyên truyền về các chiến dịch đặt vòng, triệt sản tại các tỉnh, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ, thực hiện mô hình mỗi gia đình chỉ có 1-2 con. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ y tế, Phòng chỉ đạo chuyên môn còn tham gia soạn thảo các chế độ chính sách  về sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, tham gia thực hiện kế hoạch 5 năm KHHGĐ chu kỳ I với Uỷ ban Dân số.
          Với những đóng góp tích cực, hiệu quả, Phòng Chỉ đạo chuyên khoa của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tham gia thực hiện thành công các chiến lược quốc gia về KHHGĐ trong toàn quốc, đồng thời đang triển khai thực hiện dự án "làm mẹ an toàn", thực hiện mở rộng đào tạo chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và bước đầu đã thu được những thành công nhất định trong việc giúp các Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện nâng cấp chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
          Trực tiếp theo dõi 32 tỉnh, thành phố phía Bắc, những năm gần đây, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức hàng trăm đợt đi tuyến để theo dõi các hoạt động BVBMTE/KHHGĐ tại cơ sở; tổ chức rút kinh nghiệm chuyên môn tại nhiều cơ sở; duy trì cuộc giao ban tuyến và khu vực. Ngoài tham gia giám sát một số dự án liên quan tới lĩnh vực sản phụ khoa, SĐKH và sơ sinh ( trong đó có dự án LMAT được triển khai ở các tỉnh Tuyên Quang, Hải Dương, Đắk Lắk, Thừa Thiên, Huế, Kiên Giang), các Bác sĩ, Kỹ thuật viên của Bệnh viện còn trực tiếp giúp đỡ và chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi, cắt tử cung đường âm đạo, và một số kỹ thuật khác cho các bệnh viện tuyến tỉnh, đồng thời hỗ trợ Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và Viện Quân Y 103 triển khai thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF. Nhờ sự giúp đỡ của các Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo hình thức "cầm tay chỉ việc" đến nay bác sĩ tại các tỉnh: Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị... đã có thể phẫu thuật nội soi, góp phần giảm số ngày điều trị và giảm đáng kể chi phí cho người bệnh, giúp người bệnh hồi phục sức khoẻ nhanh chóng hơn.
          Kết hợp với các đơn vị hữu quan, Bệnh viện còn mở hàng chục lớp đào tạo cán bộ y tế thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hà Tây, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Hà Nam, Quảng Trị, Bình Thuận, Kiên Giang... trong các lĩnh vực "Nâng cao kỹ thuật thực hành trong sản khoa", "Tư vấn sức khoẻ", "Nâng cao kiến thức về làm mẹ an toàn" v.v..., được các đồng nghiệp và lãnh đạo địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả của những lớp đào tạo chuyên đề này.

Khám chữa bệnh


          Với sự tăng cường các nguồn lực, nhất là cơ sở vật chất, nhân lực, vật tư trang-thiết bị y tế…, công tác khám chữa bệnh - một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có sự chuyển biến mạnh cả về lượng và chất trong 40 năm qua.
          Những năm đầu mới thành lập, nhất là trong thời kỳ máy bay Mỹ mở rộng không kích miền Bắc và Thủ đô Hà Nội, Bệnh viện phải sơ tán lực lượng (một bộ phận ở Hà Nội, một bộ phận đi sơ tán về các tỉnh lân cận Hà Tây, Hà Bắc, Hải Hưng) nhưng việc tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh vẫn được duy trì, thực hiện tốt cả ở hai điểm. Thời kỳ này, bình quân mỗi năm, Bệnh viện điều trị nội trú và ngoại trú cho khoảng 18.000-20.000 bệnh nhân. Trong khói lửa của bom đạn, các Giáo sư, bác sĩ, kỹ thuật viên, y tá, hộ lý... của Bệnh viện thực sự là những chiến sỹ trên mặt trận bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Không trường hợp các ca bệnh nặng, cấp cứu đã được các y bác sĩ của Bệnh viện cứu sống cũng có những trường sản phụ chuyển dạ sinh con "mẹ tròn con vuông" ngay dưới những căn hầm trú ẩn đào trong khuôn viên của Bệnh viện, bên trên là tiếng bom nổ, tiếng gầm rú của máy bay phản lực Mỹ. Những tiếng khóc của trẻ sơ sinh mới chào đời trong sự chở che, nâng niu của các cán bộ y tế là hình ảnh thật đẹp, mang đậm tính nhân văn, như một nét son điểm tô cho truyền thống vẻ vang của Bệnh viện.
          Càng tự hào hơn khi trong bối cảnh chiến tranh, khó khăn như vậy, chất lượng điều trị của Bệnh viện vẫn luôn được đảm bảo và có nhiều tiến bộ so với những ngày đầu mới chuyển từ Bệnh viện C (Sản) lên. Ngoài xây dựng được nhiều phác đồ điều trị, Bệnh viện còn thực hiện được một số kỹ thuật mới và phức tạp như mổ lấy thai, phẫu thuật mổ dò bàng quang sinh dục, phương pháp hồi sức sơ sinh...
          Đất nước thống nhất (1975), điều kiện khám và chữa bệnh của Bệnh viện đã được cải thiện tốt hơn. Tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế và sự đầu tư kinh phí ngày một tăng của Nhà nước, Bệnh viện đã tăng cường thêm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, các loại thuốc đặc hiệu, đắt tiền cũng được bổ sung tốt hơn. Đây là thuận lợi rất lớn để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, nhất là trong bối cảnh số lượng bệnh nhân của Bệnh viện ( cả nội trú và ngoại trú) gia tăng mạnh, năm sau đều cao hơn năm  trước rất nhiều. Điều này được thể hiện rõ qua kết quả khám bệnh và điều trị của Bệnh viện qua các thời kỳ sau:
          * TỔNG SỐ BỆNH NHÂN ĐƯỢC KHÁM BỆNH:
          - Thời kỳ 1966 - 1970: 75.012 bệnh nhân
          - Thời kỳ 1971 - 1975: 133.542 bệnh nhân
          - Thời kỳ 1976 - 1980: 134.421 bệnh nhân         
          - Thời kỳ 1981 - 1985: 116.064 bệnh nhân
          - Thời kỳ 1987 - 1990: 175.857 (37.581 nội trú - 138.276 ngoại trú)
          - Thời kỳ 1991 - 1995: 435.604 (60.935 nội trú - 374.669 ngoại trú)
          - Thời kỳ 1996 - 2000: 486.879 (66.632 nội trú - 420.247 ngoại trú)
          - Thời kỳ 2001 - 2005: 695.682 (131.851 nội trú - 463.381 ngoại trú)
          Kết quả trên cho thấy, so với những năm đầu mới thành lập, tổng số bệnh nhân được khám và điều trị tại Bệnh viện đã tăng mạnh tới vài trăm ngàn người mỗi năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các khoa phòng thuộc khối lâm sàng và cận lâm sàng của Bệnh viện đều phải chịu áp lực rất lớn về quá tải bệnh nhân. So với chỉ tiêu được giao, các hoạt động phẫu thuật luôn vượt từ 185,4% đến 810%.Tình hình đẻ non trong tình trạng quá tải thường xuyên do lượng bệnh nhân và sản phụ tại Bệnh viện quá cao. Những năm gần đây, tổng số ca đẻ của Bệnh viện tăng bình quân mỗi năm từ 150,1% đến 414%. Tỷ lệ này tăng đột biến vào các năm 2000-2003, với số ca đẻ tăng từ 3000-4500 ca mỗi năm (so với chỉ tiêu vượt từ 306% đến 414%).
          Trong bối cảnh quá tải thường xuyên như vậy, việc tổ chức tốt công tác khám và điều trị cho người bệnh có thể nói là thành tích nổi bật của Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Chất lượng điều trị cũng nâng cao có sự tác động rất lớn của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên cả 3 lĩnh vực: sản-phụ khoa, kế hoạch hoá gia đình và sơ sinh. Đã có hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học và nhiều công trình khoa học hiện đại của thế giới đã được ứng dụng thành công trong công tác khám chữa tại Bệnh viện. Một số kỹ thuật mới ngang tầm với trình độ của các nước có nền y học phát triển đã được các Giáo sư, bác sỹ triển khai thành công tại Bệnh viện, trong đó có kỹ thuật mổ nội soi, chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm ba chiều nhằm phát hiện thai bất thường, mổ vi phẫu nối vòi trứng cho những phụ nữ đã thắt vòi trứng; cắt tử cung đương âm đạo; tạo hình âm đạo và đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã gây được tiếng vang lớn về mặt chuyên môn trong giới y học trong nước và quốc tế, góp phần mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình.
          Hàng loạt các kỹ thuật, phương pháp mới khác như sử dụng corticoid trong điều trị dự phòng bệnh màng trong của trẻ non tháng; phát hiện và điều trị phì đại tuyến hung gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh; áp dụng kỹ thuật đẻ không đau trong chuyển dạ; điều trị bảo tồn vòi tử cung trong mổ nội soi chửa ngoài tử cung; điều trị nang buồng trứng qua chọc hút đường âm đạo; xác định các rối loạn nhiễm sắc thể qua chọc ối và nuôi cấy tế bào nước ối cùng nhiều kỹ thuật mới khác trong điều trị đã nâng cao đáng kể chất lượng của Bệnh viện, cứu sống được rất nhiều trường hợp bệnh nhân nặng, đặc biệt là trẻ sơ sinh cực non (chỉ cân nặng 1000gr) và trẻ ngạt nặng bệnh lý.
          Công tác khám - điều trị bảo đảm chất lượng đã giảm thiểu đáng kể số ca tử vong. So với chỉ tiêu, tỉ lệ tử vong ở người lớn và trẻ sơ sinh giảm mạnh, nhất là trong năm gần đây (năm 2005, tỷ lệ tử vong ở người lớn chỉ còn 0,01%; tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 1,67%, giảm tới 4,33% so với chỉ tiêu). Nếu so với năm 1966 (thời điểm mới thành lập Bệnh viện), tỷ lệ tử vong ở người lớn giảm 0,29% và tỷ lệ trẻ sơ sinh giảm mạnh tới 4,13%.
          Chất lượng điều trị được nâng cao còn có sự đóng góp, hỗ trợ đắc lực của khối xét nghiệm (các khoa cận lâm sàng), với những kết quả xét nghiệm luôn đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụ công tác điều trị người bệnh cũng như công tác nghiên cứu khoa học. Đây là cố gắng lớn của các khoa cận lâm sàng, nhất là trong bối cảnh các khoa này, cũng phải chịu áp lực rất lớn về sự gia tăng bệnh nhân. Chỉ tính riêng từ năm 2000 trở lại đây, Khoa Huyết học đã thực hiện tổng cộng 3.126.785 xét nghiệm huyết học, (so với chỉ tiêu vượt từ 170,2% đến 976%). Số lần xét nghiệm của Khoa Sinh hoá là 2.308.183 (vượt chỉ tiêu từ 174,8% đến 1.439%). Tổng số xét nghiệm của Khoa Vi sinh cũng đạt 591.913 lượt (tăng từ 195,7% đến 1456%).
          Để giúp các khoa lâm sàng có hướng điều trị tốt, những năm gần đây khối xét nghiệm lâm sàng còn tiến hành kiểm tra sàng lọc HIV cho tất cả các bệnh nhân nhập viện; đồng thời tiến hành thử HbsAg cho tất cả các thai phụ đến khám thai.
          Hoạt động có hiệu quả của một số mặt công tác khác (y tá điều dưỡng, kế hoạch-tổng hợp...) cũng là những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao khám chữa bệnh của Bệnh viện trong suốt thời gian qua.
          Ngoài thực hiện tốt công tác chuyên môn, bảo đảm việc báo cáo hoạt động của Bệnh viện cho Bộ Y tế theo quy định, mặc dù nhân lực còn thiếu nhưng Phòng Kế hoạch-tổng hợp vẫn tăng cường cán bộ xuống tham gia trực tiếp công tác khám điều trị ở một số khoa lâm sàng; tổ chức việc khám bệnh ngoài  giờ; cải tiến thanh toán viện phí, trả giấy ra viện theo quy trình "một cửa", tránh phiền hà cho bệnh nhân và góp phần giảm bớt tình trạng quá tải tại khoa khám bệnh do lượng người đến khám tại Bệnh viện hàng ngày rất đông.
          Công tác y tá điều dưỡng có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện rõ qua việc Bệnh viện không ngừng hoàn thiện các quy trình kỹ thuật và tổ chức chăm sóc toàn diện ở các khoa, phòng. Ngoài duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh phòng bệnh ngoại cảnh (nhất là trong việc phân loại rác thải y tế và chống nhiễm khuẩn), việc tham gia tư vấn, chỉ dẫn cho bệnh nhân cũng được Bệnh viện tổ chức tốt, đáp ứng được nguyện vọng của người bệnh; qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện, phục vụ nhu cầu của người bệnh và người nhà bệnh nhân ngày một tốt hơn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

Đào tạo cán bộ


          Đào tạo cán bộ là chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Từ khi thành lập đến nay, chức năng này luôn được Bệnh viện đề cao, coi đó là một trong những thước đo về sự phát triển của Bệnh viện và của từng khoa, phòng cũng như đối với từng cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
Là cơ sở đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh sau đại học về chuyên nghành sản phụ khoa, 40 năm qua Bệnh viện là nơi thực tập và hướng dẫn thực hành cho hàng trăm lượt sinh viên y khoa theo học bộ môn phụ sản (Trường Đại học Y Hà Nội). Bệnh viện cũng là nơi tham gia đào tạo các tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II, đồng thời tham gia hướng dẫn luận án tốt nghiệp cho các sinh viên trường Đại học Y Hà Nội (chuyên ngành phụ sản).
Ngoài tham gia đào tạo sinh viên và hướng dẫn nghiên cứu sinh, một trong những nhiệm vụ quan trọng khác của Bệnh viện là trực tiếp đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công làm tác sản phụ khoa của tuyến dưới và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của Bệnh viện. Theo hướng này, Bệnh viện đã mở được hàng chục lớp bổ túc ngắn hạn cho hàng trăm cán bộ y tế tuyến dưới theo học ngay tại Bệnh viện. Nhiều khoá đào tạo nữ hộ sinh trung cấp cũng được mở tại Bệnh viện, thu hút nhiều học viên theo học (trong số này có hai lớp được mở trong các năm 1966-1972- thời kỳ hết sức khó khăn do không quân Mỹ đãnh phá ác liệt Hà Nội, góp phần tăng cường cho các khoa, phòng của Bệnh viện 56 nữ hộ sinh có trình độ chuyên môn, tay nghề tốt).
          Thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ chuyên khoa cho ngành, hàng năm Bệnh viện Phụ sản Trung ương đều mở các lớp đào tạo cho các bác sĩ nội trú, chuyên khoa định hướng. Việc mở các lớp chuyên khoa định hướng (mỗi lớp gồm 15-30 học viên theo học trong thời gian 10 tháng), với đối tượng là các bác sĩ đa khoa đang làm việc tại các địa phương đã phát huy hiệu quả rất tốt, nhất là ở những vùng nông thôn,vùng cao, miền núi còn thiếu nhiều chuyên khoa phụ sản. Tính riêng từ năm 2001 đến năm 2004, Bệnh viện đã mở nhiều lớp dưới nhiều loại hình khác nhau, góp phần đào tạo 1.074 cán bộ y tê tuyến dưới, trong đó có 48 bác sĩ điều trị vô sinh, 188 bác sĩ chuyên khoa định hướng,128 bác sĩ phẫu thuật nội soi, 758 bác sĩ-kỹ thuật viên siêu âm cùng hàng trăm bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học cho trường Đại học Y Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
          Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như UNFPA, WHO, APPEL..., Bệnh viện cũng tổ chức tại viện hoặc phối hợp với các địa phương nhiều buổi hội thảo khoa học, các lớp tập huấn nghiệp vụ; Đồng thời duy trì thường xuyên việc trao đổi chuyên môn, hội thảo chuyên đề, thuyểt trình khoa học, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyên ngành.
          Để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của các bác sĩ và học viên, Bệnh viện đã tăng cường thêm nhiều đầu sách, tài liệu tham khảo trong các chuyên ngành. Ngoài bổ sung, cập nhật thông tin qua băng đĩa và tài liệu, sách chuyên ngành, thư viện của Bệnh viện còn được trang bị máy vi tính kết nối Internet với đường truyền ADSL tốc độ cao, đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn đọc. Đây là những thuận lợi rât cơ bản, giúp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
          Không chỉ đào tạo sinh viên, cán bộ chuyên ngành phụ sản trong nước, Bệnh viện Phụ sản Trung ương còn tiếp nhận và đào tạo sinh viên, thực tập viên của nhiều nước, trong đó có Mỹ, Pháp, CHLB Đức, Thuỵ Điển, Lào, Campuchia... Bệnh viện cũng cử hàng chục bác sĩ đi đào tạo cao học, tiến sĩ, phó tiến sĩ, tại một số nước như Hoa Kỳ, Singapore, Pháp, Thái Lan... tạo điều kiện cho cán bộ của Bệnh vịên nâng cao tay nghề chuyên môn cũng như tích luỹ thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý.
          Xuất phát từ đặc thù có tới hơn 85% số cán bộ là nữ nên công tác đào tạo cán bộ nữ được lãnh đạo Bệnh viện đặc biệt quan tâm. Nhiều cán bộ nữ trẻ đã được Bệnh viện cử đi đào tạo về quản lý, về chuyên môn ở trong và ngoài nước. Quan điểm đúng này đã bước đầu cho kết quả tốt; hiện có 20/30 phòng, khoa, trung tâm của Bệnh viện có cán bộ nữ làm công tác quản lý. Số cán bộ nữ có trình độ từ đại học trở lên của Bệnh viện hiện có 90 người, trong đó có 3 tiến sĩ, 50 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II.
          Có thể khẳng định, sau 40 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tạo dựng được những thế hệ đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ các khoa, phòng trở lên vững vàng cả về phẩm chất chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với một cơ sở sản phụ khoa-sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh đầu ngành của cả nước.


Tổ chức đoàn thể


          Để thực hiện có kết quả các chức năng, nhiệm vụ của một cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về sản - phụ khoa, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh. Bệnh viện Phụ sản Trung ương đặc biệt trú trọng tới việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng.
          Sau 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Đảng bộ Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có tổng cộng 103 đảng viên, trong đó có nhiều đảng viên có trình độ đại học và trên đại học. Với truyền thống đoàn kết, phát huy dân chủ trong đảng, Đảng uỷ Bệnh viện Phụ sản Trung ương qua các thời kỳ đã phát huy trí tuệ tập thể, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, xây dựng các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh. Công tác phát triển Đảng được đặc biệt quan tâm, nhờ vậy năm nào Đảng bộ cũng được bổ sung thêm Đảng viên mới. Chỉ tính riêng 5 năm gần đây, đã có 33 quần chúng và đoàn viên thanh niên ưu tú được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.
          Với những thành tích đã đạt được, Đảng bộ Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhiều năm liên tục được công nhân là "Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh".
          Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Trung ương qua các thời kỳ đã có sự phát triển vững mạnh về nhiều mặt. Các mặt công tác của Công đoàn được duy trì thường xuyên và đạt hiệu quả thiết thực, nhất là công tác thi đua, giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo nâng cao đời sống cán bộ - công nhân viên chức. Đoàn viên Công đoàn ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương tích cực tham gia các phong trào do Công đoàn nghành Y tế phát động như phong trào thực hiện 12 điều y đức của cán bộ y tế; phong trào thi đua xây dựng Bệnh viện xuất sắc toàn diện cùng nhiều hoạt động khác (hiến máu nhân đạo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, phong trào thi đua lao động giỏi, phát huy sáng kiến, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học...).
          Sự chuyển biến về chất lượng trong các phong trào thi đua đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh trong các mặt công tác của Bệnh viện, nhất là trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Đây cũng là cơ sở để Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhiều năm liền đạt danh hiệu "Công đoàn xuất sắc toàn diện".
          Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện có lực lượng tuổi trẻ khá hùng hậu với gần 160 đoàn viên thanh niên. Phát huy truyền thống "3 sẵn sàng" của tuổi trẻ thủ đô và kế thừa Bệnh viện xuất sắc nhiều năm liên tục, tuổi trẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động "tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng"; gương mẫu đi đầu và tham gia đóng góp nhân lực cho công tác chỉ đạo tuyến , hỗ trợ các tỉnh miền núi và nhiều vùng khó khăn; đồng thời tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và các phong trào thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, hiến máu nhân đạo, đã dành được nhiều giải thưởng cao tại các kỳ hội thao sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế và các cuộc thi văn nghệ do Bộ VHTT phối hợp với ngành y tế tổ chức.
          Danh hiệu "Đoàn cơ sở vững mạnh" liên tục nhiều năm liền mà Đoàn cấp trên khen tặng đã phần nào nói lên sự lớn mạnh và nỗ lực trong mọi hoạt động của tuổi trẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Quản lý kin tế


          Với quan điểm phát huy nội lực và mở rộng quan hệ quốc tế để tạo sự phát triển bền vững,ngay từ những năm đầu mới thành lập, thông qua các hoạt động chuyên môn và nhiều "kênh" đối ngoại khác, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã dần dần tạo dựng được mối quan hệ với nhiều nước và tổ chức quốc tế.
          Những năm 1966-1972, thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc và Thủ đô Hà Nội, hàng chục đoàn khách quốc tế vẫn đến thăm và làm việc tại viện, mang đến cho cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện những tình cảm đoàn kết, hữu nghị, sự giúp đỡ thiết thực về thuốc men, trang thiết bị  y tế, lương thực nhằm sẻ chia khó khăn trong những lúc gian khó. Trong phòng truyền thống của Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện còn lưu giữ được khá nhiều  những bức ảnh tư liệu quý ghi lại hình ảnh các đoàn khách quốc tế đến thăm Bệnh viện, trong đó có đoàn đại biểu Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới, các tổ chức quốc tê (PAM, WHO, UNFPA, UNICEF, IPAS, APPEL...). Nhiều nước trên thế giới như Liên Xô (cũ), Nhật Bản, Pháp, Đức, Italia, các nước Đông Âu (cũ), Canada, Thuỵ Điển, Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Đan Mạch, Anh, Hoa Kỳ, Mianma và một số nước khác cũng trực tiếp đến tham quan, trao đổi hợp tác và giúp Bệnh viện mở nhiều lớp đào tạo cán bộ y tế trong lĩnh vực chuyên ngành sản phụ khoa-kế hoạch hoá gia đình và sơ sinh.
          Sau khi nước nhà thống nhất, nhất là từ năm 1986 trở lại đây, trong xu thế hội nhập và phát triển, quan hệ hợp tác quốc tế của Bệnh viện ngày càng được mở rộng. Nội dung hợp tác cũng đa dạng hơn, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Dưới sự giúp đỡ, viện trợ của các tổ chức WHO, UNICEF, IPAS, UNFPA, FHI, PATHFINDER, APPEL..., nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, các nước đào tạo chuyên ngành đã được mở tại Bệnh viện và một số tỉnh, thành phố, dưới sự giảng dạy trực tiếp của chuyên gia nước ngoài và cán bộ y tế đầu ngành của Việt Nam.
          Với sự tài trợ của một số nước và tổ chức quốc tế, hàng trăm dự án, công trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được đội ngũ cán bộ y tế của Bệnh viện triển khai đạt kết quả tốt. Trong số này phải kể tới dự án về phá thai an toàn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tài trợ đã đạt hiệu quả cao, được ứng dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở chuyên khoa phụ sản trong cả nước, góp phần giảm tai biến do nạo phá thai gây nên. Một số dự án khác như dự án "Chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sing sản" (do tổ chức UNFPA tài trợ); đề tài nghiên cứu của KhoaVi sinh về "Nhiễm trùng đường sinh dục dưới" (WHO tài trợ); đề tài "Điều tra phát hiện chửa trứng vô thể ở các trường hợp nạo phá thai 3 tháng đầu" do Khoa Phụ ung thư thực hiện với sự tài trợ và hợp tác của tổ chức WHO.
          Liên tục hàng chục năm nay, tổ chức APPEL (Pháp) đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ về kinh phí và trang thiết bị y tế cho Bệnh viện. Với sự giúp đỡ của tổ chức này, Khoa sơ sinh của Bệnh viện đã được nâng cấp, trang bị thêm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại như máy hút, máy tiêm truyền, đèn chiếu điều trị bệnh vàng da, lồng ấp, hệ thống ôxy có vân..., góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ thiếu tháng nhẹ cân. Tổ chức cứu trợ nhi đồng Mỹ cũng  giúp Khoa Sơ sinh mở lớp đào tạo áp dụng các phương pháp sơ sinh đạt kết quả tốt.
          Các tổ chức ESPERANCE, APPEL và Sở Y tế Pa-ri (Pháp) còn cử chuyên gia và tài trợ giúp Bệnh viện tổ  chức hàng trăm các lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ y tá, nữ hộ sinh và một số lớp y tá-điều dưỡng trưởng, nữ hộ sinh trưởng về công tác quản lý điều dưỡng, chăm sóc người bệnh.
          Với uy tín ngày càng được nâng cao, số sinh viên, nghiên cứu sinh, bác sĩ từ nhiều nước trên thế giới đến tham quan, học tập và thực tập tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày càng đông, trong đó có Hoa Kỳ, Pháp, CHLB Đức, Thuỵ Điển, Lào, Campuchia..., Bệnh viện cũng cử hàng chục bác sĩ đi đào tạo cao học, tiến sĩ, phó tiến sĩ, tại một số nước có nền y học tiên tiến như Nga, Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Pháp, Thái Lan..., tạo điều kiện cho cán bộ của Bệnh viện nâng cao tay nghề chuyên môn cũng như tích luỹ thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Quản lý bệnh viện

          Quản lý kinh tế trong Bệnh viện là một trong 7 chức năng, nhiêm vụ quan trọng của Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự chuyển biến của các mặt công tác khác, việc quản lý kinh tế của Bệnh viện cũng có sự chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động nhằm phục vụ mục đích chung của toàn Bệnh viện là phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.
          Điểm nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế của Bệnh viện là cho dù quản lý trong bất kỳ hoàn cảnh nào (chiến tranh, tác động giá cả thị trường...), công tác tài vụ vẫn được đảm bảo tốt, phục vụ có hiệu quả các mặt công tác của toàn Bệnh viện. Để thực hiện có kết quả chức năng quản lý kinh tế. Phòng Tài chính-kế toán đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu - chi ngân sách của Bệnh viện; quản lý các khoản thu-chi của Bệnh viện đúng nguyên tẳc, chế độ tài chính, Luật ngân sách Nhà nước; đảm bảo cân, đối điều phối kinh phí và các nguồn thu. Phối hợp các phòng chức năng khác của Bệnh viện, Phòng tài chính-kế toán đảm bảo tốt việc mua sắm thiết bị, thuốc men, hoá chất, vật tư trang thiết bị, đáp ứng tốt nhu cầu của người bệnh của các khoa, phòng.
          Cùng với việc thanh quyết toán các khoản lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp đầy đủ, đúng chế độ, quản lý chặt nguồn thu - chi quỹ đời sống của Bệnh viện, Phòng Tài chính-kế toán còn đảm bảo quyết toán với các cơ quan hữu trách đúng thời gian, đúng chế độ quy định của Nhà nước. Phối hợp cùng các đơn vị liên quan trong Bệnh viện (nhất là Phòng Kế hoạch-tổng hợp), Phòng Tài chính-kế toán còn thực hiện tốt việc thu chi, hạn chế được tình trạng thất thu viện phí; đồng thời giải quyết kịp thời, đúng chế độ những trường hợp miễn giảm viện phí, chế độ bảo hiểm y tế...
          Thực hiện công khai dân chủ trong việc thanh toán viện phí, ngoài tổ chức phương thức thanh toán viện phí cho khối phụ có những bệnh nhân nằm dài ngày tại khoa, Phòng Tài chính-kế toán còn thực hiện tính chi phí điều trị cho bệnh ngay trong ngày, qua đó giúp người bệnh nắm được tình hình chi phí tài chính để yên tâm điều trị. Những cách làm này được người bệnh và người nhà bệnh nhân rất hoan nghênh bởi tính công khai, minh bạch và giảm đáng kể phiền hà cho người bệnh trong việc thanh toán viện phí.
          Công tác quản lý kinh tế ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương còn được thực hiện tốt trên một số lĩnh vực khác như quản lý tài sản, công sản của Bệnh viện; Quản lý các dự án và nhất là quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn tài trợ cũng như các trang thiệt bị y tế, thuốc men của nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho Bệnh viện.
         
         

Thụ tinh ống nghiệm


          Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn đòi hỏi những yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và sự đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại. Nhưng năm cuối của thế kỷ 20, việc thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) cũng chỉ mới được áp dụng ở một số nước có nền y học hiện đại, với chi phí rất cao cho các trường hợp lựa chọn thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản này.
          Tuy còn nhiều khó khăn về nguồn lực vật chất và nhân lực, nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ ở TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã quyết định chọn Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh (nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương) là đơn vị triển khai thực hiện dự án thụ tinh trong ống nghiệm.
          Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo (xây dựng khu thụ tinh trong ống nghiệm, lắp đặt trang thiết bị y tế hiện đại, cử cán bộ đi tham quan, nghiên cứu kinh nghiệm TTTON ở nước ngoài...), ngày 27/2/2000 ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên đã được thực hiện dưới sự thao tác trực tiếp của Tiến sĩ Nguyễn Đức Vy (lúc đó là Viện trưởng Viện bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh) và Thạc sĩ Nguyễn Viết Tiến (lúc đó là chủ nhiệm Khoa Phụ II, nay là Tiến sĩ -  Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương). Bệnh nhân được chọn thực hiện ca chuyển phôi đầu tiên là chị Chu Thị Minh Thao, 28 tuổi ở Phố Huế (Hà Nội). Và kết quả thật mỹ mãn: ngày 26/6/2001, chị Thao sinh được hai người con trai khỏe mạnh "Mẹ tròn con vuông". Sự kiện này đã gây được sự chú ý của dư luận báo chí cùng giới chuyên môn trong và ngoài nước. Dư luận càng đặc biệt quan tâm hơn khi chỉ trong thời gian ngắn sau đó, các bác sĩ của Viện (mà trực tiếp là Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến) tiếp tục thực hiện thành công việc giảm thiểu phôi, chủ động khống chế số thai cho các trường hợp đa thai -  một vấn đề khó mà ngay cả những nước có nền y học tiên tiến và cũng đã áp dụng thành công việc thụ tinh trong ống nghiệm cũng khó có thể thực hiện được.
          Hơn 5 năm sau ngày thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên, tính đến tháng 6/2005 Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thực hiện được 729 trường hợp có thai. Với tỷ lệ có thai lâm sàng đạt 31,2%, đây thực sự là một kết quả khá mỹ mãn (tỷ lệ thành công này là tương đối cao so với các nước đã thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Chi phí cho việc thụ tinh trong ống nghiệm cũng giảm dần (hiện chi phí cho một ca vào khoảng 20 - 35 triệu đồng), thấp hơn nhiều so với của một số nước.
          Các Giáo sư, bác sĩ, kỹ thuật viên của Bệnh viện, còn thực hiện thành công nhiều kỹ thuật cao như kỹ thuật bơm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), lấy tinh trùng từ noãn tinh, tinh hoàn để chẩn đoán và điều trị các trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng do tắc ống dẫn tinh bằng phối hợp với kỹ thuật ICSI; trữ lạnh phôi và bước đầu trữ lạnh trứng thành công cho trường hợp bệnh nhân không thể lấy tinh trùng và ngày trọc hút trứng; Xin và cho trứng cho bệnh nhân lớn tuổi, suy sớm buồng trứng và áp dụng thành công kỹ thuật giảm thiểu thai cho các trường hợp đa thai với những bệnh nhân chửa ống cổ tử cung, tránh phải phẫu thuật và bảo tồn tử cung cho bệnh nhân, đồng thời chuyển giao công nghệ TTTON cho Viện quân y 103 và Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.
          "Tiếng lành đồn xa", không chỉ các cặp vợ chồng hiếm muộn ở nhiều địa phương trong cả nước tìm đến Bệnh viện mà ngay cả một số trường hợp ở nước ngoài cũng lựa chọn đây là nơi "chọn mặt gửi vàng". Sự tin tưởng của người bệnh là niềm động viên tinh thần quý giúp các thầy thuốc gắn bó, tận tâm với công việc đầy ý nghĩa nhân văn này. Tuy nhiên sự quá tải thường xuyên ở Trung tâm hỗ trợ sinh sản - nơi được giao nhiệm vụ thực hiện Dự án TTTON cũng đang là bài toán cần sớm có lời giải. Để đáp ứng yêu cầu điều trị cũng như giảng dạy ngày càng tăng, ngoài nhu cầu cần mở rộng thêm cơ sở hiện có, việc thành lập Lab đào tạo với trang thiết bị đầy đủ như một IVF Lab, cũng như xây dựng phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị vô sinh, thống nhất phác đồ giữ thai và quản lý thai cho bệnh nhân TTTON... cũng là những vấn đề cần sớm được triển khai thực hiện ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Phòng bệnh


          Để thực hiện tốt chức năng "phòng bệnh", kết hợp với chức năng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện đặc biệt chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức phổ thông, tư vấn về các vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên ngành (sản - phụ khoa, kế hoạch hoá gia đình và sơ sinh). Nhiều sinh hoạt chuyên đề do Bệnh viện tổ chức như "Dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai", "Chăm sóc thai nghén", "Các bệnh lây truyền qua đường tình dục", "Nuôi con bằng sữa mẹ", "Sinh đẻ kế hoạch"... đã thu hút nhiều bà mẹ tham gia.
          Hàng loạt các tài liệu tuyên truyền khoa học cũng được các Giáo sư, Bác sĩ của Bệnh viện biên soạn, xuất bản thành sách và phát hành rộng rãi trong đó có một số cuốn như "Một số ý kiến xung quanh vấn đề sinh đẻ có kế hoạch", "Mẹ khoẻ con ngoan", "Cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mới đẻ", "Những điều cần biết sau khi sinh đẻ", "Bảo vệ bà mẹ và thai nhi khi thai nghén", "Những điều cần biết về vệ sinh phụ nữ", "Những bệnh phụ khoa thường gặp", "Phòng chống tai biến sản" cùng một số phim đèn chiếu được phổ biến rộng rãi ở các địa phương trong cả nước đã phát huy tác dụng tốt trong công tác tuyên truyền, phòng bệnh trong cộng đồng.
          Với sự phát triển của công nghệ thông tin, những năm gần đây, việc tuyên truyền cũng ngày càng đa dạng hoá (tuyên truyền trên sách báo, tập san chuyên đề, phim ảnh, video, ti vi, các hoạt động văn hoá nghệ thuật...). Công tác tuyên truyền cũng được lồng ghép với một số hoạt động khác như xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, xây dựng gia đình văn hoá, với những tiêu chí rõ ràng, nhất là trong việc thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch ở các địa phương. Việc triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phòng bệnh này đã phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng được thực hiện có kết quả chính sách dân số - Kế hoạch hoá gia đình của Đảng, Nhà nước.

Bệnh viện đầu ngành


Tháng 5 – tháng của những sự kiện lớn dồn dập diễn ra trong cả nước cũng là tháng cán bộ, công chức viên chức Bệnh viện Phụ sản Trung ương vui mừng kỷ niệm lần thứ 40 thành lập Bệnh viện (14/5/1966-14/5/2006). Thành lập trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ một cơ sở khám – điều trị bệnh nhỏ bé với trang thiết bị y tế nghèo nàn, thiếu thốn, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự phát huy trí tuệ tập thể, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có những chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực trên nhiều lĩnh vực trong 40 năm qua.
Từ chỗ chỉ có 360 căn hộ, nhân viên trong năm đầu mới thành lập (trong số đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chỉ có 19 người), đến nay, tổng số cán bộ, nhân viên của Bệnh viện đã lên tới 611 người (chưa kể số cán bộ của bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên làm việc tại Bệnh viện và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Bệnh viện từ khi thành lập tới nay. Trong số này, cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỉ lệ khá lớn gần 150 người (trong đó có 10 Giáo sư, tiến sĩ, 103 bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và thạc sĩ). Đây là nguồn lực quan trọng, là nhân tố quyết định tới việc thực hiện có kết quả các chức năng,  nhiệm vụ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Với sự đầu tư kinh phí của Nhà nước và tranh thủ viện trợ, giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của Bệnh viện cũng được tăng cường ngày một tốt hơn qua từng giai đoạn. So với ngày đầu mới thành lập còn nhiều thiếu thốn, tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu do áp lực quá tải của bệnh nhân thường xuyên xảy ra nhưng có thể nói điều kiện nhà cửa, trang thiết bị làm việc và thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học của Bệnh viện đã có bước phát triển mạnh, khang trang, hiện đại hơn trước rất nhờ.
Nhìn lại chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, điều mà mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn tự hào là cho dù trong hoàn cảnh nào (chiến tranh hay hoà bình, thời kì bao cấp hay chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN), những thầy thuốc của Bệnh viện vẫn luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ y tế, phát huy tinh thần y đức, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân; luôn lấy chất lượng phục vụ người bệnh đặt lên hàng đầu. Hình ảnh các bác sĩ, y tá, hộ lý, kỹ thuật viên của Bệnh viện dưới mưa bom, tiếng gầm rú của may bay phản lực Mĩ vẫn bình tĩnh tác nghiệp, cứu chữa bệnh nhân và nâng niu mầm non của cuộc sống  là những nét son thật đẹp tô điểm them truyền thống vẻ vang của Bệnh viện.
Kế thừa thành tích của những lớp thế hệ đi trước,những người thầy thuốc ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương hôm nay đang tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của đơn vị, tích cực nghiên cứu, học tập, có nhiều sang tạo trong nghiên cứu khoa học, trong công tác điều trị, khám chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Với điều kiện thuận lợi, đội ngũ khoa học và cán bộ chuyên môn ở Bệnh viện đã tiếp cận nhanh với công nghệ tiên tiến thế giới, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật cao như thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật tạo hình, chẩn đoán trước sinh…, góp phần mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình và đóng góp tích cực vào cuộc vận động thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia của Đảng và Nhà nước.
Phát huy những kết quả trong quan hệ quốc tế của những năm trước, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, Bệnh viện đang tiếp tục củng cố và không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế và các nước tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực chuyên ngành (hiện Bệnh viện đã có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF, IPAS, UNFPA, APPEL và một số  trường đại học ở các nước Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Thái Lan, Campuchia, Lào…). Sự hợp tác này đã tạo nên những thành công đáng kể trong công tác điều trị, nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Cùng với sự lớn mạnh của các Khoa, Phòng, Trung tâm, hệ thống tổ chức chính trị trong bệnh viện cũng đã phát triển vững mạnh. Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên của Bệnh viện nhiều năm liên tục được công nhận là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, “Công đoàn cơ sở vững mạnh”, “  Cơ sở Đoàn trong sạch vững mạnh xuất sắc”.
Với những thành tựu đã đạt được trong 40 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ y tế tặng nhiều phần thưởng cao quý (trong đó có huân chương Lao động hạng nhất; hạng nhì và hạng ba; 2 cán bộ được phong danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và 21 cán bộ được phong tặng Thầy thuốc Ưu tú).
Vinh dự này trước hết thuộc về các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện tiền nhiệm cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu và đang làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đây cũng là nguồn khích lệ, động viên to lớn, là cơ sở để Bệnh viện phấn đấu thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Bệnh viện Phụ sản Trung ương lần thứ XXIII đã đề ra; xứng đáng là trung tâm đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực sản-phụ khoa, KHHGĐ và sơ sinh; khẳng định được vị thế, uy tín của Bệnh viện đối với các nước trong khu vực và trên thế giới./.





Mô hình bệnh viện - trường đại học


          Là cơ sở đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực sản-phụ khoa, kế hoạch hoá gia đình và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương là nơi thường xuyên thu hút nghiên cứu sinh và sinh viên các trường Y (chuyên ngành phụ sản) tới nghiên cứu, thực tập. Xuất phát từ đặc điểm này, có thể nói mô hình Viện-Trường ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã được hình thành, phát triển và đạt hiệu quả cao ngay từ những năm đầu mới thành lập bởi tính gắn bó mật thiết, không thể tách rời giữa hai mặt lý luận và thực tiễn.
          Sự gắn bó mật thiết, hữu cơ này được thể hiện rõ cả về mặt nhân lực lẫn công tác chuyên môn. Về nhân lực, nhiều cán bộ chủ chốt của Bệnh viện (Giám đốc, Phó Giám đốc) đều đảm đương cùng một lúc hai trọng trách: vừa làm công tác quản lý, chuyên môn tại Bệnh viện vừa tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý (Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm bộ môn phụ sản tại trường). Ngược lại, nhiều Giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên của bộ môn phụ sản (Trường Đại học Y Hà Nội cũng tham gia công tác quản lý (Trưởng , Phó một số phòng, khoa tại Bệnh viện), hướng dẫn sinh viên thực tập, cùng các bác sĩ ở Bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị, hội chẩn và trực tiếp làm công tác cứu chữa, điều trị bệnh nhân.
          Sự gắn bó chặt chẽ này càng được thể hiện rõ hơn khi trong biên chế của bộ môn phụ sản Đại học Y Hà Nội hiện có 25 cán bộ (trong đó có 7 Giáo sư, tiến sĩ, 10 thạc sĩ) thì cả 100% số cán bộ này đều đang tham gia làm việc tại Bệnh viện. Nhiều cán bộ quản lý, bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện còn được giao nhiệm vụ "đứng lớp" với tư cách là giáo viên kiêm nhiệm của bộ môn phụ sản (Trường Đại học Y Hà Nội).
          Sự kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành theo mô hình Viện-Trường đã phát huy hiệu quả rõ nét trong việc nâng cao chất lượng điều trị ở Bện viện Phụ sản Trung ương và nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên tại bộ môn phụ sản của Trường Đại học Y Hà Nội. Hang loạt công trình, kết quả nghiên cứu khoa học cùng nhiều phác đồ điều trị cũng như kinh nghiệm từ các hoạt động lâm sàng của Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã được giới thiệu, đưa vào giảng dạy không những ở Trường Đại học Y Hà Nội mà còn ở các Trường Đại học Y trong cả nước, góp phần trang bị cho sinh viên nhưng kiến thức thực tế hết sức sing động và hiệu quả.
          Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy bộ môn, các Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, khoa phụ sản trường Đại học Y Hà Nội còn trực tiếp tham gia làm công tác điều trị tại Bệnh viện, sát cánh cùng cán bộ chuyên môn của Bệnh viện trong cứu chữa, điều trị cho người bệnh. Hàng trăm sinh viên được đào tạo chuyên khoa phụ sản cũng được cử tới nghiên cứu, thực tập tại Bệnh viện. Những bài học từ thực tiễn, sự chỉ đạo đầy tinh thần trách nhiệm của các thầy cùng không ít những đêm thức trắng với nhưng ca bệnh nặng đã thực hiện là những bài học quý giúp các thầy thuốc tương lai tự tin, vững bước hơn trên con đường đã chọn.
          Hiệu quả hoạt động theo mô hình Viện-Trường ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương càng được khẳng định hơn khi nhiều luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, luận án tốt nghiệp, bảo vệ bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II đã được các tác giả thực hiện trên nền tảng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ thực tế tại Bệnh viện, dưới sự hướng dẫn, thẩm định, đánh giá trực tiếp của cán bộ bộ môn và các nhà chuyên môn của Bệnh viện. Càng có ý nghĩa hơn khi không ít những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học sau khi hoàn thành đã được áp dụng vào thực tế khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Phương pháp Insure

(IN: intubation, SUR: Surfactant, E: extubation)
1. §èi tư­îng bÖnh nh©n
1.1. Tiªu chuÈn chän bÖnh nh©n
- TrÎ s¬ sinh cã tuæi thai tõ 30 tuÇn trë xuèng
- TrÎ s¬ sinh cã tuæi thai tõ 32 tuÇn trë xuèng lµ con cña nh÷ng ng­êi mÑ cã tiÒn sö s¶n khoa nÆng nÒ nh­ s¶y thai hoÆc ®Î non nhiÒu lÇn, ®iÒu trÞ v« sinh (IVF), mÑ bÖnh lý nÆng (tiÒn s¶n giËt, tim, thËn, lupus, rau tiÒn ®¹o, tiÓu ®­êng,...)
- TrÎ s¬ sinh ®­îc chÈn ®o¸n bÖnh mµng trong
- TrÎ s¬ sinh suy h« hÊp do hÝt ph©n su, viªm phæi trong tö cung
1.2. Tiªu chuÈn lo¹i trõ
- TrÎ s¬ sinh non th¸ng d­íi 27 tuÇn
- TrÎ s¬ sinh non th¸ng nghi ngê xuÊt huyÕt n·o - mµng n·o
- TrÎ s¬ sinh non th¸ng do ®×nh chØ thai nghÐn v× thai bÊt th­êng
- TrÎ s¬ sinh non th¸ng cã c¸c dÞ tËt bÈm sinh, bÖnh ngo¹i khoa
2. Ph­ư¬ng ph¸p tiÕn hµnh
- §Æt èng néi khÝ qu¶n
- B¬m Surfactant qua èng néi khÝ qu¶n víi liÒu l­îng 80-100mg/kg c©n nÆng, thë CPAP - NKQ hoÆc thë m¸y
- Rót néi khÝ qu¶n khi SpO2>86% víi FiO2<30%
- Thë CPAP mòi